Cá diếc Quảng Nam là loại cá quen thuộc nhưng được biết đến như vị thuốc quý trong Đông y. Loại cá này có vị ngọt, không độc cùng với đặc tính thịt dẻo vị thơm, rất hấp dẫn. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, cá diếc luôn được các bà nội trợ lựa chọn để bổ sung vào thực đơn cho gia đình.
Cá diếc – vị thuốc quý nổi tiếng trong Đông y
Cá diếc là loại cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam. Hàng năm, từ tháng 2- tháng 4 và từ tháng 8 – tháng 12 được xem là thời điểm lý tưởng nhất để khai thác cá diếc. Loại cá dân dã này được phát hiện là một vị thuốc quý trong Đông y. Thịt cá giàu protid; có lipid, calci, photpho, sắt; vitamin B1, A, E, D, B2, B6… Trong đó protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, calci 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%.
Cá có vị ngọt, tính bình, tác dụng kiện tỳ, bổ huyết, ích thận, bổ vị điều khí, trừ thấp, giúp ăn ngon miệng, cầm máu. Nó cũng chữa ho rất hiệu quả.
Món cá diếc hầm đậu: giúp kiện tỳ thẩm thấp lợi tiểu khỏi phù thũng. Hay như nếu bị đầy bụng, lạnh bụng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém thì có thể dùng canh cá diếc nấu củ cải liên tục 5 ngày. Bên cạnh đó còn có nhiều bài thuốc cụ thể về cá diếc để chữa các chứng như:
- Ích khí tiêu phù
- Đại tiện ra máu
- Đại tiện ra máu
- Quai bị
- Quai bị
- Trẻ biếng ăn, gầy còm, hay đi lỏng, sức yếu
- Trẻ biếng ăn, gầy còm, hay đi lỏng, sức yếu
- Chữa ngủ ít, ngủ không ngon giấc
- Chữa ngủ ít, ngủ không ngon giấc
- Dưỡng phế, giảm ho, cầm máu
- Dưỡng phế, giảm ho, cầm máu
- Chữa tăng huyết áp
- Chữa tăng huyết áp
- Chữa tinh hoàn sưng đau, sốt nóng
- Chữa tinh hoàn sưng đau, sốt nóng
- Chữa sinh lý yếu, ăn kém…
- Chữa sinh lý yếu, ăn kém…
- Chữa phụ nữ có thai, ăn kém hay nôn
- Chữa phụ nữ có thai, ăn kém hay nôn
- Chữa phụ nữ sau sinh thiếu sữa
- Chữa phụ nữ sau sinh thiếu sữa
- Canh cá diếc đậu phụ chữa sởi
- Canh cá diếc đậu phụ chữa sởi
- Cá diếc luộc chữa tăng huyết áp
- Cá diếc luộc chữa tăng huyết áp
- Cá diếc nướng chữa đái tháo đường
- Cá diếc nướng chữa đái tháo đường
- Cá diếc nấu với xương sông và gừng chữa ho
- Cá diếc nấu với xương sông và gừng chữa ho
- Canh cá diếc rau má thì chữa da khô sần ngứa.
- Canh cá diếc rau má thì chữa da khô sần ngứa.
Tác dụng phụ của cá diếc
Bên cạnh những lợi ích lớn về sức khỏe dành cho những người bị tiểu đường, viêm đại tràng, bổ huyết… thì cá diếc cũng có những tác dụng phụ. Trong cá diếc có omega-3 axit béo không bão hòa đa, axit eicosapentaenoic (EPA) hypolipidemic. Do đó, một số trường hợp sẽ đại kỵ với cá diếc như:
- Bệnh nhân gút (Gout): hàm lượng purine trong cá diếc rất cao, rất không tốt cho người bị bệnh gout.
- Những người bị dị ứng với cá: Người mẫn cảm, dễ bị dị ứng cá thì không nên ăn cá diếc
- Người mắc bệnh gan và bệnh thận: cá diếc rất giàu protein, do đó không nên ăn, để đảm bảo an toàn trong quá trình chữa trị bệnh.
- Nhóm người bị rối loạn chảy máu: Cá diếc rất giàu axit eicosapentaenoic, thành phần này có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và chống huyết khối. người bị rối loạn chảy máu thì chủ yếu là do cơ chế cầm máu của cơ thể bất thường, do đó tốt nhất không nên ăn cá diếc.
- Không nên nấu chung cá diếc với thịt gà vì có thể gây tiêu chảy. Không nên ăn chung cá diếc với gan heo vì sẽ gây ra những tác dụng phụ, nóng trong người và nổi mụn.
Chế biến cá diếc?
- Sơ chế, làm sạch: cá tươi mua về, khi làm cá, chỉ cần cắt vây, đuôi, bỏ mang và một đoạn ruột già. Tùy sở thích hoặc kích cỡ cá hoặc tùy món chế biến mà giữ lại bộ lòng và không đánh vảy hoặc đánh vảy. Trường hợp bạn bận rộn không có thời gian thì có thể yêu cầu làm sạch khi mua cá.
- Cách khử mùi tanh cá hiệu quả: Dùng muối, dùng nước vo gạo, dùng rượu ngâm khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch.
- Cách khử mùi tanh cá hiệu quả: Dùng muối, dùng nước vo gạo, dùng rượu ngâm khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch.